Thông tin thị trường
Trang chủ » Thông tin thị trường » Căng thẳng NATO tuổi 70: Nỗ lực tìm tiếng nói chung

Căng thẳng NATO tuổi 70: Nỗ lực tìm tiếng nói chung

0
830 lượt xem
căng thẳng NATO

 

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập khối, nội bộ tổ chức này liên tục có những tranh cãi và bất đồng quan điểm. Căng thẳng NATO tuổi 70 đang ngày càng trở nên rõ nét.

Hàng loạt vấn đề đe dọa tương lai NATO

1. Phải làm gì sau khi INF chấm dứt?

NATO cần khẩn trương chọn ra cách phản ứng đối với các vấn đề an ninh khi Mỹ – Nga chấm dứt INF. Đây là hiệp ước về việc loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn do Liên Xô và Mỹ ký năm 1987, và việc INF tan tành bị giới quan sát xem như chuyện số phận các nước châu Âu trong NATO sẽ dễ dàng “rơi vào tầm bắn” của Nga.

căng thẳng nato
Mỹ đã chính thức hủy cam kết INF với Nga

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết “INF bị Mỹ rút, nhưng tôi xin nhắc rằng an ninh của chúng ta mới quan trọng. Đó là vấn đề giữa các đồng minh châu Âu. Châu Âu phải được tham gia vào các hiệp ước trong tương lai. Chúng ta không thể đẩy vấn đề an ninh của mình cho một hiệp định song phương (Nga và Mỹ) mà không có châu Âu trong đó”.

2. “Đứa con hư hỏng” mang tên Thổ Nhĩ Kỳ

Một trong những nguyên tắc hoạt động của NATO là: Không mua vũ khí từ quốc gia ngoài khối. Tổng thống Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ dường như đã quên nguyên tắc này và nghiêm trọng hơn, ông quyết định mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, bất chấp bị Mỹ và các thành viên còn lại phản đối quyết liệt.

căng thẳng nato
Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua hệ thống phòng không S-400 của Nga đã chọc giận NATO

Cựu đại sứ Mỹ ở NATO Ivo Daalder nhận xét: “Thổ Nhĩ Kỳ dường như đã quyết định rằng tương lai nước này được đảm bảo tốt hơn nhờ quan hệ gần gũi với Nga hơn là với NATO do Mỹ dẫn dắt”.

3. Trump cho rằng Mỹ bị đối xử bất công

Trong không khí âu lo đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump, người từng đe dọa rút Mỹ khỏi NATO và là “nỗi sợ” của các nước thành viên, lại tiếp tục chiến dịch gây sức ép buộc các đồng minh châu Âu chi tiêu quân sự nhiều hơn.

Căng thẳng NATO tăng cao khi ông Trump phàn nàn về chuyện phân chia gánh nặng không công bằng đồng thời đặt ra câu hỏi rằng liệu quân đội Mỹ có nên bảo vệ những quốc gia không chịu đạt mục tiêu của liên minh về ngân sách quốc phòng.

Ngân sách NATO
Đơn vị tính: Tỉ USD

Nguồn: NATO/CNBC

Toàn bộ 29 quốc gia thành viên NATO có mục tiêu chi 2% tổng sản phẩm trong nước (GDP) cho quốc phòng. Tuy nhiên, số liệu từ NATO cho thấy chỉ một số ít nước trong số này, gồm Mỹ, Bulgaria, Hy Lạp, Anh, Estonia, Romania, Lithuania, Latvia và Ba Lan là đạt mục tiêu, còn các nước khác, gồm Đức và Pháp, đều chi dưới 2% GDP cho Quốc phòng.

Theo dữ liệu mới nhất của NATO, Mỹ hiện chi 3,42% GDP cho quốc phòng, còn Đức chỉ chi 1,38%.

4. Pháp gạt chuyện tiền bạc, muốn xác định lại mục tiêu

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khác biệt với các đồng sự của mình trong việc chọn vấn đề ưu tiên giải quyết.

Theo ông, NATO không tìm ra được một mục đích rõ ràng kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Vì vậy ông luôn nhấn mạnh điều cần làm trước hết là nhất trí xung quanh chủ trương của NATO, từ đó mới biết đường tính toán ngân sách. Ông không hài lòng với chuyện NATO đang dành những cuộc họp để bàn cách giảm gánh nặng tài chính cho Mỹ, trong khi xao nhãng các vấn đề chính NATO đang đối mặt.

căng thẳng nato
Tổng thống Pháp với lời nhận xét “NATO chết não” khiến ông Trump tức giận

“Những câu tôi đã hỏi đều là câu hỏi mở mà chúng ta chưa đáp được. Hòa bình ở châu Âu, tình thế hậu INF, mối quan hệ với Nga, Trung Quốc, vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ, ai là kẻ thù? Vì vậy trừ phi những câu hỏi này có lời đáp, ta đừng bàn về san sẻ gánh nặng chi phí hay cái này cái kia”, ông Macron nói tại cuộc họp báo với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 28/11.

NATO đã có những động thái xoa dịu

Hội nghị thượng đỉnh của NATO sẽ khai mạc tại một khách sạn cao cấp ở ngoại ô London vào ngày thứ Tư ngày 04/12 (giờ Mỹ) với kỳ vọng sẽ phác thảo ra mô hình hợp tác của NATO trong thập kỷ tiếp theo. Trong thời điểm căng thẳng NATO leo thang và được xem là có nhiều chia rẽ nhất từ trước đến nay, giới phân tích đánh giá, đây là mục tiêu không dễ dàng đạt được.

Trên thực tế, với hy vọng xoa dịu ông Trump, châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ và Canada dự kiến sẽ cam kết tại hội nghị này rằng họ sẽ chi khoảng 400 tỷ USD cho quốc phòng trong thời gian từ nay đến 2024, đồng thời nhất trí giảm phần đóng góp của Mỹ trong liên minh. Ngoài ra, NATO dự kiến sẽ thông qua một chiến lược mới để giám sát sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

 

——————————————

↪↪↪Kính mời các nhà đầu tư theo dõi thông tin thị trường và các bí quyết đầu tư thông minh được cập nhật liên tục tại trang thông tin Đầu Tư Chứng Khoán Quốc Tế

➡Facebookhttp://bit.ly/2Ig5aDZ
➡Website: www.invest7979.com
➡Hotline: Gọi *7979

thông tin thị trường kinh tế Donald Trump NATO