

Năm 2003, đại dịch SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) bùng phát và ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế cũng như giới đầu tư chứng khoán.
Liệu những bài học kinh nghiệm từ SARS có hữu ích cho các nhà đầu tư khi tình hình virus corona chủng mới (COVID-19) với bộ gen giống 75-80% virus SARS vẫn đang diễn biến khó lường và chưa có dấu hiệu dừng lại?
So sánh diễn biến
SARS:
- Bùng phát ở Quảng Đông, Trung Quốc vào tháng 11/2002.
- Bắt đầu lây sang Hong Kong và các nước ngoài Trung Quốc.
- Tháng 4/2003, Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận là quốc gia đầu tiên khống chế được SARS.
- Hong Kong, Singapore được xóa khỏi khu vực nhiễm vào cuối tháng 5/2003.
- Tháng 5/2004, đại dịch kết thúc.
COVID-19:
- Xuất hiện và bùng phát tại Vũ Hán vào tháng 12/2019.
- Bắt đầu lây sang Thái Lan, Nhật Bản, Việt Nam và tháng 1/2020.


Diễn biến thị trường đầu tư chứng khoán
1. Thời điểm bắt đáy
Xem xét các thay đổi của thị trường chứng khoán Mỹ, Hong Kong, Nhật Bản và Việt Nam trong thời gian chịu ảnh hưởng của SARS, ta có thể thấy thời gian từ khi dịch bệnh khởi phát đến khi thị trường chạm “đáy” rơi vào khoảng 3-4 tháng.
Cụ thể, vào tháng 4/2003, thị trường tạo đáy trùng với thời điểm Việt Nam được công nhận là nước đầu tiên khống chế dịch thành công.
Có thể suy ra, tín hiệu bắt đáy tốt là khi có quốc gia đầu tiên khống chế hoàn toàn dịch bệnh.
Từ thời điểm đó, thị trường đầu tư chứng khoán sẽ bắt đầu phục hồi và đổi chiều đi lên.
2. Nhóm ngành tiềm năng
Thời điểm SARS xảy ra, một số nhóm cổ phiếu Hong Kong có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể, khi dịch xuất hiện, nhóm ngành tài chính đã:
- giảm nhẹ 2,04%
- và tăng trở lại 39% khi thị trường hồi phục
Tỉ lệ tương đương của nhóm ngành bất động sản là:
- giảm 17,4%
- tăng 61% sau đó
Dù đà tăng, giảm của các ngành này còn phụ thuộc vào những yếu tố liên đới khác, nhưng các nhà đầu tư chứng khoán cũng có thể rút ra một số kinh nghiệm hữu ích.


Các nhà phân tích từ Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam đã đưa ra những gợi ý theo 2 hướng:
- Những nhà đầu tư thích bắt đáy có thể xem xét các ngành: bất động sản nghỉ dưỡng, sản xuất, hàng không, du lịch,… vì đây các nhóm cổ phiếu có xu hướng bật mạnh trở lại khi có nước công bố khống chế dịch thành công.
- Những nhà đầu tư chứng khoán thích nắm giữ cổ phiếu dài hạn hơn có thể tìm hiểm về nhóm ngành tài chính.
Nhận định từ chuyên gia
Theo ông Trần Xuân Bách (chuyên gia phân tích thị trường, Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt), những phản ứng có phần thái quá của các nhà đầu tư về COVID-19 đã vô tình tạo ra cơ hội lớn cho các nhóm cổ phiếu Bluechip (dạng cổ phiếu có thu nhập ổn định, độ rủi ro tương đối thấp dù mức cổ tức không cao).
Thật tế đã cho thấy, các loại dịch bệnh do virus gây ra (SARD, H1N1,…) chỉ tác động đến kinh tế vĩ mô, thị trường đầu tư chứng khoán thế giới nói chung và các quốc gia xuất hiện dịch bệnh nói riêng ở mức độ ngắn hạn.
> Xem thêm: Virus Corona gây ảnh hưởng đến kinh tế Trung Quốc và toàn cầu thế nào?


Ngay khi tình hình được kiểm soát thì nền kinh tế của các quốc gia cũng như thị trường sẽ có sự phục hồi đáng kể.
Vì vậy, các nhà đầu tư không nên quá bi quan và phản ứng thái quá về tình trạng này.
Theo thống kê Trung Quốc (vùng tâm dịch) dự kiến sẽ thiệt hại 160 tỷ USD, nhưng so với GDP của Trung Quốc hiện nay khoảng 13.000 tỷ USD thì con số này không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Chính phủ những nước khác cũng đang hành động quyết liệt để phòng chống dịch.


Do đó, tác động của COVID-19 đến thị trường đầu tư chứng khoán và các lĩnh vực kinh tế trên thế giới sẽ tương đối hạn chế.
>Xem thêm các bài viết về giao dịch theo tin tức:
Cần lưu ý các thông tin gì khi đầu tư chứng khoán?
Tin tức tác động giới đầu tư chứng khoán ra sao?
——————————————